19 Ý TƯỞNG THÚC ĐẨY SỰ SÁNG TẠO

Giữa áp lực theo kịp với chương trình giảng dạy của nhà trường, mối quan hệ với người thân và những buổi học thêm bên ngoài để bổ sung kiến thức thì thật khó có thể dành thời gian cho khả năng sáng tạo khi học tập.
Vì vậy cần phải kết hợp tư duy sáng tạo vào công việc giảng dạy. Sau đây là 19 ý tưởng thúc đẩy để tạo thêm nhiều màu sắc, sáng tạo, nhiều đam mê hơn trong lớp học.

1. Tạo không gian để lưu giữ thông tin.

Những bảng trắng hoặc một không gian nhỏ giúp cho học sinh tiếp thu thông tin một cách tích cực hơn – tăng cường sự hiểu biết, sáng tạo theo nội dung đúng với hoàng cảnh. Những không gian sáng tạo này không những cung cấp thông tin cho học sinh mà còn cho người giảng dạy.

Những bảng sáng tạo này không chỉ là những thông tin mà giảng viên cung cấp mà còn là những thông tin hoặc ý tưởng nào đó nảy sinh trong tích tắc của học sinh cảm thấy thú vị và muốn chia sẻ với mọi người. Hãy tạo thói quen ghim và dán những mẩu thông tin này thường xuyên nhé.

19 ý tưởng thúc đẩy sự sáng tạo

19 ý tưởng thúc đẩy sự sáng tạo

2. Thay đổi chỗ ngồi liên tục trong lớp học

Trong quá trình học sẽ có những bài thảo luận, bài tập trên lớp và các hoạt động khác. Vì vậy rất nhàm chán khi phải thực hiện với những bạn xung quanh trong thời gian dài. Hãy đổi chổ ngồi sẽ tạo không gian và cảm giác mới lạ cho học sinh. Đồng thời cũng tăng thêm sự gắn bó với những thành viên trong lớp.

3. Giới thiệu những tài liệu tham khảo thú vị

Sách giáo khoa là yếu tố quan trọng trong việc giảng dạy. Nhưng hãy giới thiệu những cuốn sách khác có liên quan đến chủ đề học tập thật thú vị. Điều này có thể giúp các học sinh có những tư duy và suy nghĩ nhiều khía cạnh của vấn đề, kích thích và thúc đẩy khả năng khám phá và hứng thú trong học tập

4. Kết hợp nhiều bài thực hành vào chương trình giảng dạy.

Nhà khoa học Benjamin Franklin đã từng nói: “Nói với tôi thì tôi quên, dạy cho tôi thì tôi có thể nhớ, liên quan đến tôi thì tôi se học. Thực hành là một cách tuyệt vời để lưu giữ, củng cố kiến thức và tăng thêm sự sáng tạo so với nội dung học tập truyền thống. Giúp tạo sức hút và khả năng học hỏi của học sinh hơn.

19 ý tưởng thúc đẩy sự sáng tạo

19 ý tưởng thúc đẩy sự sáng tạo

5. Khuyến khích tự do thảo luận về chủ đề

Tránh các bạn học sinh nói chuyện riêng trong giờ học có thể rất khó khăn đối với nhiều giáo viên. Nhưng lại là khác nếu như giảng dạy cho học sinh bằng cách đưa ra chủ đề liên quan đến tiết học để học sinh tự do thảo luận đưa ra ý kiến vấn đề. Giúp cho học sinh có một sân chơi để thể hiện những ý tưởng mới và lên tiếng cho những chính kiến của các em.

19 ý tưởng thúc đẩy sự sáng tạo giúp cho học sinh suy nghĩ tích cực hơn về tiết học. Nghiêm túc trong việc lắng nghe ý kiến của thành viên khác và tích cực đưa ra chính kiến của mình về ý tưởng. Mang lại những tư duy mới và những ý tưởng mới độc đáo thúc đẩy việc sáng tạo.

6. Thiết kế màu sắc năng động trong lớp học.

Màu sắc là một trong những yếu tố kích thích sự sáng tạo của học sinh cũng như tiếp thu thông tin và nội dung môn học. Ngoài ra trong những quyển tập của học sinh cần được khuyến khách ghi chép với nhiều màu mực, để tăng khả năng ghi nhớ và hiểu những thông tin quan trọng. Chắc chắn sẽ có hiệu quả cực kì tốt đối với sự ghi nhớ thông tin bài học của học sinh.

19 ý tưởng thúc đẩy sự sáng tạo

7. Đưa ra những bài tập về nhà thật thú vị

Cho phép học sinh chọn những bài tập yêu thích để về nhà làm. Khiến học sinh có thêm hứng thú trong việc làm bài tập để cũng cố kiến thức và thúc đẩy khả năng sáng tạo trong quá trình làm bài tập. Ví dụ: bài tập về thế giới động vật, có thể cho học sinh tư do lựa chọn con vật mà mình yêu thích và tìm hiểu nó, hôm sau lên lớp hãy diễn tả tất cả những thông tin mà học sinh đã tìm hiểu để các bạn cùng nghe và cùng thảo luận.

19 ý tưởng thúc đẩy sự sáng tạo giúp cho học sinh cảm thấy thú vị khi tự do diễn đạt kiến thức mà mình tìm hiểu được. Không bị bó buộc bởi những khuôn khổ bài tập truyền thống. Mà tạo niềm vui khi học sinh làm bài tập và phát triển khả năng học hỏi cực kì cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *